Hạn chế DN nước ngoài vào xây dựng nhà máy thép cỡ nhỏ

Hạn chế DN nước ngoài vào xây dựng nhà máy thép cỡ nhỏ

Hạn chế DN nước ngoài vào xây dựng nhà máy thép cỡ nhỏ

Hạn chế DN nước ngoài vào xây dựng nhà máy thép cỡ nhỏ

Hạn chế DN nước ngoài vào xây dựng nhà máy thép cỡ nhỏ
Hạn chế DN nước ngoài vào xây dựng nhà máy thép cỡ nhỏ

Hạn chế DN nước ngoài vào xây dựng nhà máy thép cỡ nhỏ

Hạn chế DN nước ngoài vào xây dựng nhà máy thép cỡ nhỏ

 (07/09/2016)

Khi các doanh nghiệp nước ngoài (DNNN) đang đua nhau vào Việt Nam xây dựng nhà máy thép, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, để bảo vệ DN trong nước, nên hạn chế các DNNN muốn xây dựng nhà máy thép cỡ nhỏ với các mặt hàng thép mà Việt Nam đang sản xuất được.

Liên quan đến những vấn đề của ngành thép hiện nay, phóng viên Báo Điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam.


Ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam

Bức tranh toàn cảnh ngành thép hiện nay như thế nào, thưa ông?

Ông Hồ Nghĩa Dũng: 15 năm qua, ngành thép phát triển với tốc độ khá nhanh, bình quân tăng trưởng khoảng 15%/năm.

Năm 2015, ngành thép sản xuất khoảng 14 triệu tấn thép các loại, tiêu thụ 18 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 3 triệu tấn. Với những con số này, năm 2016 Việt Nam đã vươn lên đứng đầu các nước Đông Nam Á về sản xuất và tiêu thụ thép. Thị trường xuất khẩu của chúng ta chủ yếu sang các nước ASEAN với các loại thép xây dựng, tôn mạ, ống thép...

Về quy mô, trình độ công nghệ của ngành thép Việt Nam phát triển khá nhanh, đan xen nhiều loại công nghệ khác nhau. Có những nhà máy quy mô nhỏ, còn lạc hậu và có cả những nhà máy quy mô lớn, đạt trình độ công nghệ thế giới nằm trong các tập đoàn lớn, các công ty liên doanh như Tổng công ty Thép Việt Nam, Tập đoàn Hòa Phát, Hoa Sen, các công ty liên doanh với POSCO (Hàn Quốc), Nhật Bản… với nhiều loại công nghệ đạt chuẩn.

Tuy nhiên, nhìn toàn cục, Việt Nam vẫn còn đang nhập khẩu lượng thép khá lớn, chủ yếu là thép tấm, thép lá, thép tấm cán nóng, một số thép hợp kim đặc biệt. Trong số đó, gần 70% là nhập từ Trung Quốc.

Một số sản phẩm chúng ta đã sản xuất được như phôi thép, thép xây dựng… nhưng đang bị cạnh tranh với thép của nước ngoài với giá rẻ.

Ông vừa nói đến việc thép Việt Nam phải cạnh tranh với thép giá rẻ nhập khẩu. Việc này ảnh hưởng như thế nào đến công nghiệp thép?

Ông Hồ Nghĩa Dũng: Hiện nay, một số mặt hàng đang có công suất dư thừa như phôi thép công suất khoảng 12 triệu tấn, nhưng mới sản xuất được 7 triệu tấn; thép xây dựng công suất 12 triệu tấn, cũng mới sản xuất được 7 triệu tấn do cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc.

Trong khi đó, các loại thép giá rẻ còn có thép gian lận thương mại, gian lận kỹ thuật… Ví dụ như nhiều DN làm ăn bất chính đã thêm một vi lượng hợp kim (crom) vào thép xây dựng thông thường thành “thép hợp kim”. Loại thép này khai theo mã “thép hợp kim” để hưởng thuế nhập khẩu bằng 0, mỗi năm hàng triệu tấn, trong khi đó giá trị sử dụng lại chỉ như thép xây dựng thông thường.

Giải pháp nào để bảo vệ thép thật trước thép “dởm”, thưa ông?

Ông Hồ Nghĩa Dũng: Chúng ta phải có biện pháp bảo vệ sản xuất trong nước trước lượng thép dư thừa của các nước trên thế giới, đặc biệt là thép Trung Quốc. Trung Quốc hiện mỗi năm dư thừa 400 triệu tấn thép, xuất khẩu sang thị trường thế giới khoảng 120 triệu tấn thép giá rẻ. Riêng vào thị trường Đông Nam Á khoảng 30 triệu tấn, trong đó Việt Nam đang nhập khẩu nhiều nhất vào khoảng 14 triệu tấn thép giá rẻ.

Chúng ta cần có chế tài bằng các hàng rào kỹ thuật, hàng rào thương mại, trong khi các FTA bắt đầu vào và có hiệu lực, thuế sẽ dần bằng 0.

Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương và Bộ KH&CN có hiệu lực từ ngày 21/3/2016 chính là hàng rào kỹ thuật để kiểm soát nhập khẩu chặt chẽ. Thông tư này không hề gây khó dễ cho nhà sản xuất trong nước, nhưng sẽ khó cho các nhà nhập khẩu nếu như nhập thép “dởm”. Theo đó, thép muốn được nhập khẩu vào phải có kiểm tra theo đúng tiêu chuẩn quốc gia, phải lấy mẫu kiểm nghiệm để đối chứng với mục đích sử dụng. Không thể cho nhập khẩu bừa bãi.

Nói nhập thép giá rẻ để người tiêu dùng hưởng lợi, nhưng tôi cho rằng, giá rẻ cần phải hợp lý, không phải giá rẻ là để cho thép kém chất lượng hưởng lợi. Chỉ cần vài chục triệu tấn thép giá rẻ bán vào là thép Việt Nam đã điêu đứng rồi.

Ngoài ra, chúng ta cũng phải bảo vệ thép Việt Nam bằng biện pháp phòng vệ thương mại như chống phá giá, tự vệ thương mại, trợ cấp Chính phủ. Hiệp hội Thép đang chống bán phá giá cho mặt hàng thép không gỉ, thép hình, thép xây dựng, tôn mạ màu, tôn mạ kẽm…

Hiện nay, các DN FDI đua nhau vào Việt Nam xây dựng nhà máy thép. Theo ông, việc này tác động thế nào đến ngành thép?

Ông Hồ Nghĩa Dũng: DN FDI cũng có những giá trị nhất định, đặc biệt công nghệ, hạ tầng, quy mô của họ hơn hẳn chúng ta. Nhưng có thể thấy, hiện các DN thép tư nhân trong nước đã lớn mạnh khá nhiều và đủ tiềm năng để đầu tư từ quy mô nhỏ đến lớn, trong khi nhiều DN FDI cũng đầu tư vào Việt Nam với công nghệ tương đương, có khi quy mô còn nhỏ hơn, lạc hậu.

Tôi cho rằng, những trường hợp này là không cần thiết, mà còn làm phức tạp thêm thị trường trong nước, trong khi cần thiết phải ưu tiên các DN trong nước để hình thành vài khu công nghiệp cỡ lớn nhằm phát triển ngành thép. Các DN trong nước hoàn toàn tự tin làm được, chỉ cần có cơ chế tốt để họ làm.

Theo tôi, cần có chính sách hỗ trợ và ưu đãi đặc biệt cho các DN trong nước đầu tư xây dựng các khu liên hợp luyện thép gắn với cảng nước sâu với quy mô công suất lò cao có dung tích từ 1.000 m3 trở lên, sản xuất chủ yếu thép tấm cán nóng có sử dụng nguồn nguyên liệu quặng sắt trong nước trên 50%.

Đồng thời, Hiệp hội Thép cũng đã có kiến nghị lên Bộ Công Thương về việc dừng cấp phép đầu tư nước ngoài đối với việc mở rộng và đầu tư mới các dự án sản xuất thép thông thường.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn tin: Chinhphu

Bài viết liên quan

Giới thiệu chung
CÔNG TY TNHH ĐT XNK  NAM PHONG STEEL
Kính chào Quý khách đã đến với website namphongsteel.com Công ty TNHH Nam Phong Steel là nhà cung cấp các sản phẩm thép ống, thép hộp, thép tấm, thép hình U, V, I, H... nhập khẩu từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Nga. Chúng tôi là đại lý của nhà máy thép Pomina, Miền Nam, ống Hòa Phát,..vv Phương châm hoạt động của chúng tôi: "Uy tín là điều kiện tiên quyết của mọi đơn hàng!" Tất cả các yêu cầu báo giá, xin Quý khách hãy gọi đến số: Mr.Khánh: 090.385.3689 - Mr.Linh: 090.685.3689- hoặc gửi email cho chúng tôi: thepnamphong.kd@gmail.com - chúng tôi sẽ báo giá nhanh chóng cho Quý khách. Nam Phong Steel xin kính gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các Quý khách hàng đã ủng hộ chúng tôi trong suốt thời gian qua. Và chúng tôi kính mong sẽ nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của...
Tin tức trong ngành
Chính thức áp thuế chống bán phá giá tạm thời nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc, mức thuế cao nhất 35,58%
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải